Ý Nghĩa Trang Phục Dân Tộc Thái Nét Văn Hoá Riêng Biệt, Ý Nghĩa Trang Phục Truyền Thống Của Dân Tộc Thái
.
Dân tộc Thái sinh sống rải rác ở nhiều vùng, miền khác nhau. Ở mỗi vùng, từng nhóm người Thái lại có những phong cách trang phục khác nhau phù hợp với phong tục tập quán, quan niệm thẩm mỹ, địa bàn cư trú…của họ. Phóng viên VOV5 giới thiệu về trang phục của người phụ nữ Thái trắng ở huyện Mường Lay, tỉnh Điện Biên.
Trang phục của phụ nữ dân tộc Thái
Nếu hoa ban tượng trưng cho núi rừng Tây Bắc thì ác cóm lại là biểu tượng của phụ nữ Thái. Dù thay đổi theo thời gian và cuộc sống. Nhưng chiếc áo choàng vẫn phát huy tác dụng và là dấu ấn làm đẹp trang phục của phụ nữ Thái
Ai đã lên Tây Bắc đều không khỏi ngẩn ngơ trước những cô gái Thái trong trang phục truyền thống với áo cóm, váy đen và chiếc khăn piêu. Ngay từ nhỏ, người con gái Thái được các bà, các mẹ dạy cách thắt “xài yêu”, một loại thắt lưng bằng vải, để lớn lên các cô đều có thân hình “eo kíu manh po”, nghĩa là thắt đáy lưng ong. Chính vì vậy khi trưởng thành, các cô gái Thái đều uyển chuyển với những đường cong tuyệt mỹ. Phải thế chăng mà phụ nữ Thái ở lứa tuổi nào cũng đều có một cơ thể cân đối hài hòa và càng nổi bật hơn khi mặc bộ trang phục của chính dân tộc mình. Anh Lương Văn Thiết, cán bộ nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, cho biết: “Trang phục của người Thái khéo léo làm tôn vẻ đẹp của người con gái. Nhìn trang phục thường mọi người đánh giá con gái Thái rất là xinh, thật ra là họ biết tận dụng trang phục để khoe lợi thế cơ thể. Con gái Thái cao, trắng và thường để tóc dài. Khi họ mặc áo bó sát người vừa tôn vẻ đẹp hình thể vừa kín đáo, tế nhị”.
Áo cóm của người Thái đen có cổ cao còn áo của người Thái trắng thì cổ hình trái tim. Chiếc áo cóm của phụ nữ Thái trắng có 2 loại. Một loại ngắn tay dành cho người phụ nữ có tuổi, còn loại áo cộc dành cho thiếu nữ. Bà Lò Thị Quế, ở bản Hốc, Mường Lay, tỉnh Điện Biên, cho biết: “Áo này tôn lên vì nó bó sát vào người, cũng tạo nên dáng cho chị em phụ nữ. Và đằng trước trang trí viền cổ đen, áo thì màu trắng, như vậy để tôn lên cái cổ trắng ngần của cô gái Thái”.
Ý nghĩa trang phục truyền thống của dân tộc Thái
ý nghĩa trang phục dân tộc thái
Nước Việt Nam có 54 anh em dân tộc cùng chung sống với nhau trên một vùng lãnh thổ. Trong đó người dân tộc Việt hay còn gọi là dân tộc kinh chiếm 86%, còn lại 14% là các dân tộc thiểu số. Mỗi một dân tộc đều có tiếng nói, phong tục, tập quán và những trang phục truyền thống khác nhau. Trang phục truyền thống của các dân tộc không chỉ được người bản địa sử dụng để mặc hàng ngày hoặc trong những dịp mà còn được các dân tộc khác sử dụng để làm trang phục biểu diễn nghệ thuật hay đơn giản chỉ để chụp hình kỷ yếu, lưu niệm. Mỗi một loại trang phục đều có những ý nghĩa khác nhau và thể hiện trên từng hoa văn, họa tiết. Trong bài viết này, Trang phục Hàng Xanh sẽ chia sẻ đến các bạn ý nghĩa trang phục truyền thống của dân tộc Thái.
Tìm hiểu ý nghĩa trang phục truyền thống của dân tộc Thái
Dân tộc Thái không sống tập trung mà rải rác ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam. Người dân tộc Thái được chia thành hai nhóm đó là: Thái đen và Thái Trắng. Tuy có những quan niệm về văn hóa, phong tục khác nhau nhưng cả nhóm người Thái đen và Thái trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục truyền thống mặc hàng ngày. Một bộ trang phục truyền thống của người dân tộc Thái bao gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích. Không chỉ có nước da trắng, người dân tộc Thái còn biết cách sử dụng trang phục để khéo léo tôn lên vẻ đẹp của đường cong cơ thể vừa kín đáo, tế nhị. Mỗi một chi tiết trên trang phục của người dân tộc Thái đều có ý nghĩa riêng, cụ thể như sau:
- Kiểu dáng áo cóm: Nếu như áo cóm của người Thái trắng thường có cổ hình trái tim thì người Thái đen thường có cổ cao. Riêng với người Thái trắng, áo cóm được thiết kế theo hai kiểu ngắn tay và cộc tay. Những chiếc áo cóm ngắn tay thường dùng cho phụ nữ có tuổi còn những chiếc áo cóm cộc tay dành cho thiết nữ.
- Hàng cúc trên áo cóm: Cúc trên áo cóm không phải là những loại cúc thông thường chúng ta thường hay nhìn thấy hàng ngày mà được làm bằng bạc và có hình con bướm. Hàng cúc trên áo được chia thành hai bên đối xứng với nhau và một bên là hàng bướm cái, một bên là hàng bướm đực. Những người con gái dân tộc Thái nếu chưa có chồng sẽ mặc áo có hàng cúc lẻ còn những người đã có chồng sẽ mặc hàng áo có cúc chẵn.
- Ngoài ra người Thái còn có phong tục cho cô dâu mặc những chiếc áo cóm có cục bằng vàng để làm của hồi môn khi về nhà chồng. Đặc biệt khi già và chết đi, nhất định phải được mặc áo cóm và áo luông dài.
Áo cóm của người phụ nữ
Có sự khác biệt giữa hai nhóm, vì người Thái được chia thành hai nhóm: người Thái trắng và người Thái đen, và người Thái mặc váy và đầm. Chiếc áo sơ mi trắng của nữ Thái có cổ hình trái tim với hàng cúc màu đen. Trong khi chiếc áo cóm của phụ nữ Thái được may viền quanh, cạp cao và ôm sát cổ. Trang phục Chăm được phụ nữ Thái mặc trong tất cả các hoạt động hàng ngày.
Đang xem: ý nghĩa trang phục dân tộc thái
Trước đây, phụ nữ Thái chỉ đơn giản là cắt và may quần áo theo phương pháp truyền thống như áo chàm, áo dài… Ngày nay, bìa tuy vẫn có thể đảm bảo các chức năng cơ bản. Nhưng có thể dùng nhiều loại vải khác nhau để may nhiều màu sáng. Bất kể có thể may được ống tay áo hay không.
Chiếc áo cóm luôn được may bó sát người
Ở mọi thời đại, áo phông thường được may ôm sát cơ thể, thân áo vừa vá. Rất thông minh mà còn tôn lên những đường nét đa dạng trên cơ thể người phụ nữ. Ngoài ra, với sự phát triển của xã hội, trang phục truyền thống của người Thái. Đen trắng không còn bó hẹp trong gia đình mà có sự hội nhập văn hóa và giao hòa văn hóa. Đó là nguyên tắc hòa nhập của truyền thống. Đổi mới văn hóa dân tộc hiện tại và nói chung và đặc biệt là văn hóa trang phục.
Điểm nổi bật nhất trên chiếc áo Cóm của phụ nữ Thái đó là 2 hàng khuy bướm mang nhiều ý nghĩa về nhân sinh. Một bên là đại diện cho hàng khuy bướm đực. Một bên là hàng khuy bướm cái được cài đan xen vào nhau tạo thành một đường thẳng rất đẹp và nổi bật trên nền áo. Khuy bướm thường có 13 đôi. Có nhiều hình dáng khác nhau như: hình con bướm, con nhện, con ve hay hình lá cây… Hai hàng khuy này mang ý nghĩa về sự kết hợp của âm dương, sự trường tồn của giống nòi.
Xem thêm: túi xách nam jeep chính hãng
Chia sẽ của chị em phụ nữ
Chị Cà Thị Lan, bản Nghịu, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên cho biết: Trong bộ áo Cóm của mình hàng cúc là bộ phận quan trọng. Nó tôn lên vẻ đẹp của bộ áo cóm. Áo có màu sắc thế nào thì mình chọn khuy áo cho phù hợp. Hay như cái đai lưng nó có màu xanh thì phù hợp với nhiều loại màu áo này.
Trước khi lấy chồng mình ít khi mặc áo truyền thống dân tộc này lắm. Bởi vì mình còn đi học, nhưng sau khi lấy chồng rồi thì mình muốn theo phong tục người Thái. Mình là tằng cẩu trên đầu hay là mặc áo cóm thế này. Khi mặc váy áo cóm mình thấy tự tin vì là người con gái Thái, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Thái.
Xem thêm: Tặng Quà Tặng Bạn Gái Đi Xa, Món Quà Ý Nghĩa Tặng Người Yêu Đi Xa Là Nữ
Ý Nghĩa Trang Phục Dân Tộc Thái Nét Văn Hoá Riêng Biệt .Phụ nữ Thái mặc váy, áo cóm đã thướt tha, duyên dáng. Lại kết hợp chiếc khăn piêu đội đầu càng tôn thêm vẻ đẹp rực rỡ. Vì thế, dù xã hội ngày một phát triển, giao thoa nhiều trang phục của các dân tộc. Nhưng trang phục váy áo truyền thống của phụ nữ Thái vẫn được chị em chưng diện trong đời sống thường ngày. Ngày lễ hội của bản, đặc biệt là trong những ngày đầu xuân năm mới. Như một nét đẹp văn hóa riêng của dân tộc mình.